Quyết định của ông Trump căn cứ vào đề xuất của Ủy ban đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Tài chính Mỹ (CFIUS), cơ quan chuyên xét duyệt các vụ nhà đầu tư ngoại thâu tóm các doanh nghiệp Mỹ.
Hồi đầu tháng này, CFIUS cũng từng đưa ra một bức thư ngỏ cảnh báo nếu một công ty nước ngoài thâu tóm Qualcomm, nó sẽ làm tổn hại đến quá trình Mỹ tham gia vào việc sản xuất các linh kiện cho hệ thống không dây 5G thế hệ tiếp theo. Vốn nổi tiếng về các loại chip di động, Qualcomm hiện có một danh sách dài khách hàng là các nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới đang chờ được sử dụng sản phẩm chip điều khiển Snapdragon X50 5G NR của hãng.
Sắc lệnh ngăn chặn của ông Trump được công bố chỉ vài tiếng sau khi Hock Tan, tổng giám đốc điều hành Broadcom gặp gỡ các quan chức Mỹ tại Lầu Năm góc trong nỗ lực cuối cùng nhằm cứu vãn thương vụ trị giá 117 tỉ USD, lớn nhất trong lịch sử công nghệ thế giới nếu thành hiện thực.
Trước đó, ngay trong sáng 12/3, đại diện Broadcom thậm chí tiết lộ hãng đã đẩy sớm thời gian chuyển đổi thành một công ty Mỹ, có trụ sở ở Delaware (miền đông Mỹ) từ đầu tháng 5 như kế hoạch ban đầu xuống ngày 3/4 tới đây. Tổng hành dinh của Broadcom hiện đặt tại Singapore.
"Có nhiều bằng chứng tin cậy khiến tôi tin rằng, Broadcom - một công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập theo luật của Singapore ... thông qua việc kiểm soát tập đoàn Qualcomm, một doanh nghiệp ở Delaware, có thể có hành động đe dọa, làm tổn hại an ninh quốc gia của Mỹ", ông Trump cho biết trong sắc lệnh công bố đêm 12/3 tại Washington.
Ngay sau khi tin tức được loan báo, giá cổ phiếu của Qualcomm đã sụt giảm gần 3,8% xuống còn 60,43 USD. Trong khi đó, giá cổ phiếu Broadcom tăng 0,75% lên mức 264,8 USD.
Bấp chấp nỗ lực sáp nhập vào Broadcom thất bại, Qualcomm đang nỗ lực hoàn tất vụ thâu tóm công ty sản xuất chất bán dẫn NXP, trị giá 44 tỉ USD.
Tuấn Anh (Theo Bloomberg, CNBC)
Qualcomm quyết định hoãn cuộc họp cổ đông ban đầu dự kiến diễn ra ngày 6/3 để xem xét thương vụ sáp nhập do hãng cung ứng chip Wi-Fi Broadcom đề xuất, sau khi giới chức Mỹ cảnh báo về nguy cơ an ninh.
" alt=""/>TT Trump ra tay chặn vụ Broadcom thâu tóm QualcommKhởi đầu nhẹ nhàng với 10, 20 30 phiếu, dần dần Hikaru đã mạnh tay chi tiền để kiểm tra xem liệu phiếu trúng thưởng có thực sự tồn tại trong quầy hàng này không. Anh chàng này đã thẳng tay chi tới 3 triệu yên để “gom” toàn bộ phiếu thăm và phải mất một lúc khá lâu để bóc từng cái một, trong lúc nhiều người khác tò mò đứng lại cổ vũ nhiệt tình. Không may thay, toàn bộ phiếu thăm được bóc hết nhưng… chẳng có phiếu nào chứa con số trúng giải độc đắc cả.
Dù sao thì Hikaru cũng không quan tâm mấy đến vấn đề trúng giải, bởi mục tiêu của anh là làm rõ thủ thuật lừa đảo của những quầy hàng rút thăm trúng thưởng như thế này – suy cho cùng, với số tiền mình có thì Hikaru thừa sức mua một chiếc Switch xịn (giá khoảng 30.000 yên) nhưng anh vẫn “thử vận may” để làm tư liệu cảnh báo cho cộng đồng mạng biết. Có lẽ từ nay về sau các game thủ Nhật chẳng nên mạo hiểm với các quầy hàng kiểu này vì nguy cơ “cháy túi” là khá cao mà chẳng biết có trúng được giải nhất không? Nhưng nếu các bạn muốn giải trí vui vẻ với các loại hình rút thăm khác thì cứ vô tư nhé, bởi các giải “an ủi” cũng khá tốt mà!
Cùng xem lại cuộc thi gan của Hikaru nào:
TheoGame4V
" alt=""/>Đắng lòng game thủ tốn 3 triệu yên vẫn không trúng Nintendo SwitchTheo phương án này, nội dung đơn giản hóa liên quan đến 54 thủ tục hành chính thuộc 7 lĩnh vực Bộ TT&TT quản lý, bao gồm: 8 thủ tục lĩnh vực Bưu chính, 12 thủ tục lĩnh vực viễn thông - Internet, 8 thủ tục lĩnh vực Tần số vô tuyến điện, 8 thủ tục lĩnh vực Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; 4 thủ tục lĩnh vực CNTT và điện tử; 3 thủ tục lĩnh vực Báo chí; và 11 thủ tục thuộc lĩnh vực xuất bản, in và phát hành.
Trong đó, thủ tục cấp “Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng” là 1 trong 12 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực viễn thông và Internet sẽ được Bộ TT&TT chủ trì thực hiện đơn giản hóa.
Cụ thể, theo phương án, sẽ bỏ quy định về bản sao chứng thực CMN của chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đối với trường hợp chủ điểm là cá nhân và bản sao chứng thực CMND của người quản lý trực tiếp điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đối với trường hợp chủ điểm là tổ chức, doanh nghiệp (Điều 8, Thông tư 23/2013/TT-BTTTT ngày 24/12/2013 của Bộ trưởng Bộ TT&TT quy định về quản lý điểm truy nhập Internet công cộng).
Đồng thời, thay các thông tin của chủ điểm hoặc người quản lý trực tiếp điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng (Số CMND, địa chỉ liên hệ, điện thoại) bằng số định danh cá nhân tại “Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử” (Mẫu 02a/ĐĐN, 02b/ĐĐN Thông tư 23/2013/TT-BTTTT ngày 24/12/2013 của Bộ trưởng Bộ TT&TT quy định về quản lý điểm truy nhập Internet công cộng).
" alt=""/>Làm thủ tục mở quán net sẽ không cần nộp bản sao Chứng minh nhân dân